Nội dung
Tương truyền rằng yến sào được bắt nguồn tại Trung Quốc. Từ 1.500 năm trước (SCN) tổ yến được tìm thấy đầu tiên dưới triều đại nhà Đường bởi một đô đốc (Cheng Ho). Sau khi đi qua một vùng biển Đông Nam Á và dừng chân trên một hòn đảo Mã Lai. Ông đã phát hiện ra tổ yến.
Nguồn gốc yến sào
Sớm nhận ra rằng tổ yến là một loại thực phẩm cao cấp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ông mang chúng về làm quà nên chỉ cho Hoàng đế cũng như các cung phi cung đình trong thời ấy.
Tại Việt Nam, mãi đến năm 1338, khoảng 700 năm trước. Trong một lần đi sứ về phương Nam dưới thời nhà Trần, chỉ huy Lê Văn Đạt đã phát hiện ra hòn đảo. Đây là nơi sinh sống của loài yến ở vùng biển huyện Bình Khang (Khánh Hòa). Từ đó yến được lan rộng ra khắp cả nước và chính thức có mặt tại Việt Nam.
Ngày nay, yến sào đã trở thành món ăn bổ dưỡng bậc nhất, khá đắt đỏ của các nước Đông Á và nhiều quốc gia khác.
Quá trình hình thành và phát triển yến nhà
Tại Việt Nam, nghề nuôi chim yến được bắt đầu từ những năm 2000. Trong hơn 10 năm trở lại đây, nghề này đã phát triển khá mạnh với nhiều loại hình và quy mô khác nhau.
Theo Hiệp hội Yến sào Việt Nam (VSFA), hiện nay tốc độ xây dựng nhà yến ở Việt Nam tăng theo từng tháng, thay vì theo như những năm trước. Hiện có hơn 42 tỉnh, thành phố đã và đang nuôi chim yến với tổng 8.304 nhà yến. Tập trung chủ yếu ở ở khu vực đồng bằng sông Cửu long, Đông Nam Bộ và Duyên hải Miền Trung.
Trên cơ sở nghiên cứu từ yến sào tự nhiên, đây là ngành chăn nuôi quan trọng. Là ngành hiệu quả kinh tế cao và đã được Bộ Nông nghiệp đưa vào quản lý vào Bộ luật chăn nuôi Việt Nam 2018.
Nghề nuôi yến và phát triển yến sào đã dần phát triển tại một số nước Đông Nam Á. Chính thức trở thành nguồn lợi kinh tế lớn và đang trở thành ngành công nghiệp khá thành công tại Đông Nam Á.
Tổng quan thị trường yến Việt Nam và Thế Giới
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển mạnh nghề nuôi yến trong thời gian tới. Thành phố Hồ Chí Minh có tiềm năng lớn về nuôi và sản xuất các sản phẩm làm từ yến.
Vì thế các cơ quan chức năng đang lập quy hoạch và có quy định rõ ràng liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng, nuôi trồng và chế biến. Tại Việt Nam, yến sào của Việt Nam có chất lượng ngành nuôi yến mang lại giá trị kinh tế cao.
Tại khu vực Đông Nam Á và các quốc gia khác trên thế giới cũng đang phát triển khá mạnh trong nghề nuôi yến. Nhưng nếu nói về lượng tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm được làm từ yến phải kể đến ông lớn Trung Quốc. Nơi đây đang có nhu cầu rất lớn về việc sử dụng yến sào.
Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc muốn tìm nhà cung cấp lâu dài của Việt Nam. Điều này ảnh hưởng tương đối tích cực cũng như là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tình hình xuất khẩu yến sào Việt Nam
Trên thực tế, ở nước ta yến sào vẫn chưa xây dựng được kế hoạch sản xuất theo ngành hàng. Chưa xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Chúng ta đang xuất yến sào thô là chủ yếu, nên giá trị xuất khẩu chưa cao. Tiềm năng lớn và những khó khăn, hạn chế vẫn tồn tại song song, khiến không ít nhà đầu tư trăn trở với sản phẩm yến sào của Việt Nam.
Về quy mô xuất khẩu, hiện chỉ có 5% tổng sản lượng yến Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch ra thị trường quốc tế, còn lại 95% chủ yếu là tiểu ngạch.